AD DESCRIPTION
AD DESCRIPTION
Advertise Now!

Tổng hợp thủ thuật Blog

Khá nhiều bạn mail cho mình hỏi về các thủ thuật liên quan tới Blogspot, nhưng không có thời gian nên khó có thể trả lời hết được. Vì thế mình muốn tổng kết các Kho thủ thuật và tài nguyên cho Blogspot rất hữu ích mà mình biết.

Làm sao gửi file chia sẻ lớn hơn 1GB

Làm sao gửi file chia sẻ lớn hơn 1GB Làm sao gửi file chia sẻ lớn hơn 1GB Chia sẻ file cho bạn bè là chuyện hoàn toàn không đơn giản, khi kèm qua mail, nhất là mọi file quá lớn vài chục MB vô cùng khó khăn.

Chia sẻ file dung lượng lớn cực kỳ đơn giản với Pando

Chia sẻ file dung lượng lớn cực kỳ đơn giản với Pando Có bao giờ bạn gặp rắc rối khi muốn chia sẻ cho bạn bè của mình một số file thông qua Internet nhưng lại không biết upload chúng lên đâu để chia sẽ vì dung lượng của chúng lớn? Vậy thì bạn có thể nhờ đến sự giúp đỡ của Pando.

5 dịch vụ chia sẻ file trực tuyến tốc độ cao

Trên Internet có nhiều website miễn phí, hỗ trợ người sử dụng đăng ảnh, video... để chia sẻ nhanh chóng và dễ dàng với bạn bè mà không cần mất thời gian gửi từng e-mail. Với dịch vụ miễn phí.

My favourite cigarettes

Theo hiểu biết nông cạn của tôi thì có tất cả là 10 loại esse từ rẻ đến đắt, hôm nọ hỏi 1 bao golden leaf có giá tận 200k/hộp :-SS choáng :-S Sau đây là danh sách các loại esse.

Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2011

Free Hosting tại Việt Nam

Theo mình được biết thì có rất nhiều dịch vụ cung cấp tương tự với “chất lượng cao” và “tiêu chí free mãi mãi vì cộng đồng”. Cái này không phải mình đi search ở Google mà biết, thực ra mình đã từng sử dụng và “trải nghiệm” qua (Lúc trước có phá phách làm Forum, Bo-blog chơi). Mình thấy các dịch vụ này rất “ổn định” và “chất lượng”. Ngoài ra, các bạn còn được hỗ trợ nhiệt tình từ phía “khổ chủ”. Sau đây là một vài thông tin cơ bản các dịch vụ Hosting Miễn Phí chất lượng và Server đặt tại Việt Nam.

4641472415 275d77f4fb o Free Hosting tại Việt Nam

1. Web4vn.com: là dịch vụ cung cấp hosting miễn phí với hệ thống server đặt tại FPT Việt Nam.
Cấu hình gói host miễn phí:
  • 100 MB Space, 2 GB Bandwidth
  • 1 MySQL Database
  • 1 Email address (khi sử dụng domain riêng)
  • Hỗ trợ domain .com .net .org .biz .info .org
  • Hỗ trợ free subdomain tenban.web4vn.com
  • Quản lý website với Cpanel 11
Để biết thêm chi tiết “cấu hình” và thông tin qui định các bạn hãy vào đây : http://web4vn.com/

2. FiboVietNam.com : là dịch vụ cung cấp Hosting và Domain chuyên nghiệp, có hổ trợ Host Miễn Phí cho cộng đồng, với tiêu chí “mãi mãi”:
Cấu hình gói host miễn phí:
  • 100 MB Space, 50 GB Bandwidth.
  • 3 MySQL Database
  • Hỗ trợ domain riêng: com, net,..
  • Hỗ trợ subdomain tenban.fibovietnam.net hay tenban.fibo.us
  • Quản lý hosting với Cpanel 11
Để biết thêm chi tiết “cấu hình” và thông tin qui định các bạn hãy vào đây : http://forum.fibo.vn/showthread.php?t=6

3. SpaceGate.vn : là dịch vụ cung cấp Hosting và Domain chuyên nghiệp, có hổ trợ Host Miễn Phí cho cộng đồng, cấu hình vượt trội, vĩnh viễn:
  • 500 MB Space, 10 GB Bandwidth.
  • 2 MySQL Database
  • Hỗ trợ domain riêng còn subdomain thì mình không rõ lắm.
  • Cpanel 11
  • Hổ trợ tạo 5 subdomain cho tên miền của bạn.
  • Email account 2
  • FTP account 2
Để biết thêm chi tiết “cấu hình” và thông tin qui định các bạn hãy vào đây:http://hosting.spacegate.vn/thong-tin/chi-tiet/hosting-mien-phi.html

4. Beehost.vn : Beehost.vn thuộc công ty Con Ong Chúa, cung cấp hosting VN và có khá nhiều feedback tốt. (Beehost hiện cùng cấp hosting và domain .info miễn phí cho trường học và tổ chức):
  • 100 MB Space, 10 GB Bandwidth
  • MySQL, Addon Domain, FTP,…: 2
  • Quản lý hosting bằng DirectAdmin
Để biết thêm chi tiết “cấu hình” và thông tin qui định các bạn hãy vào đây: http://free.beehost.vn/
Chú ý: vẫn còn nhiều dịch vụ tương tự khác. Nhưng thực sự mình chỉ “kết” những dịch vụ ở đây. Thủ tục nhanh gọn ít gườm rà mà chất lượng lại “cao và ổn định nhất”. Nếu thực sự website, blog hoạt động tốt, nếu các bạn thực sự cần thêm “cấu hình” hãy liên hệ họ để được hỗ trợ thêm nhé. Tuy nhiên rằng họ cung cấp với tiêu chí vì “cộng đồng” nhưng chúng ta phải có nghĩa vụ là “đặt link hay logo” tới họ. Âu đây cũng là “có qua có lại” hay tiêu chí “cùng sống” đó mà. Dù sao các bạn cũng thường hay liên kết với mọi người mà…thêm 1 link hay 1 logo cũng chẵng sao ?

Quản lý torrent thông qua WebUI từ Facebook

Tất cả chúng ta đều biết rằng Facebook có thể chơi game, quiz, có bao giờ bạn nghĩ rằng bạn có thể sử dụng uTorrent trong Facebook thông qua WebUI của uTorrent ? Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn làm điều điều đó.

uTorrent là một trong những ứng dụng Client phổ biến của bittorrent. Điểm nổi bật nhất của uTorrent là nó có kích thước rất nhỏ so với các “bittorrent Client” cùng loại nhưng chứa đầy đủ và hầu hết các tính năng của một bittorrent Client. Một trong những đặc điểm nổi bật nhất là WebUI (trang web dựa trên giao diện người dùng). Với giao diện WebUI và cho phép bạn kiểm soát uTorrent của bạn thông qua trình duyệt web từ bất kỳ nơi đâu. Tính năng này rất hữu ích nếu bạn cần phải kiểm soát uTorrent của bạn khi bạn đang không ở nhà, hoặc kiểm soát uTorrent của bạn nếu bạn không muốn sử dụng Windows Remote Desktop hoặc VNC để kết nối máy chủ của bạn.


uTorrent cho Facebook là một giao diện điều khiển từ xa cho uTorrent cho phép bạn kiểm soát torrent của bạn download  và upload từ máy mình qua Facebook. Nó có khả năng tải torrent bằng cách upload file .torrent từ máy mình hoặc bằng cách nhập URL một file .torrent từ trên Internet… Ở phía trên của trang ứng dụng uTorrent cho Facebook là phần tìm kiếm để tìm kiếm torrent, bạn cũng có thể tùy chỉnh nó để tìm kiếm các trang torrent yêu thích của bạn. Bạn cũng có thể thay đổi các ưu tiên của các file torrent để bạn có thể chọn tập tin để tải đầu tiên.
1. Download và cài đặt uTorrent.
2. Download WebUI ở đây : http://forum.utorrent.com/viewtopic.php?id=58156
Sau khi tải về bạn sẽ được 1 file tên là : utorrent-webui.2009122423072271.zip. Bạn đổi tên sang webui.zip. Sau đó vào Start/Run gõ %appdata%\uTorrent rồi Enter và copy file webui.zip vào đó.
3. Đăng nhập vào tài khoản Facebook của bạn, sau đó vào ứng dụng Facebook uTorrent và click nútAllow.
3. Quay trở lại chương trình uTorrent, click chọn icon Preference, đánh dấu chọn Enable Web UI. Nhập tên đăng nhập và password truy cập vào Web UI rồi tick vào Alternative listening port. Bạn nhớ phải mở port 8080 cho Modem của mình đấy nhé.
4. Quay trở lại Facebook, thiết lập các cài đặt uTorrent trên Facebook và click nút Save Settings. Bạn nhớ là điền các thông tin giống với bạn làm ở bước 3 nhé.
5. Bây giờ bạn có thể thêm torrent vào uTorrent trong Facebook.
Bạn có thể xem thêm hướng dẫn bằng tiếng Anh tại đây.

Điều khiển từ xa uTorrent trên web

Điều khiển từ xa uTorrent trên web
Hãng BitTorrent vừa giới thiệu bản uTorrent Web, giúp người dùng có thể quản lý việc tải file torrent trên client (máy có cài đặt phần mềm uTorrent) từ xa thông qua giao diện web.
Đầu tiên, bạn truy cập vào website https://falcon.utorrent.com, nhấn vào liên kết Download the uTorrent Webclient để tải về miễn phí phiên bản uTorrent Web và cài đặt trên client.
Tại giao diện chính của uTorrent, bạn nhấn vào biểu tượng , đánh dấu vào ô Enable uTorrent Web Remote Access để kích hoạt tính năng điều khiển chương trình từ xa. Song song đó, bạn cần tạo tài khoản bằng cách nhập tên, mật khẩu vào hai ô Username, Password phía dưới rồi nhấn Apply. Chờ đến khi dòngStatus hiển thị chữ Accessible đồng nghĩa tài khoản đã được tạo thành công.



Khi di chuyển sang máy khác, bạn truy cập vào https://falcon.utorrent.com. Khi thấy hộp thông báo Move your mouse, bạn rê chuột từ trái sang phải để đến với màn hình đăng nhập Log In. Sau khi điền tên truy cập và mật khẩu đúng như đã thiết lập trên client, bạn nhấn Log In và chờ chút xíu để dịch vụ kết nối với client.
Giao diện uTorrent kèm theo danh sách các file đang tải sẽ được hiển thị đầy đủ trên web, bạn có thể tiến hành tải thêm file, hoặc ngừng việc tải file y như đang ngồi tại client!



Lưu ý:
Để thực hiện việc điều khiển từ xa, bạn phải khởi động sẵn chương trình uTorrent trên client.

Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2011

Kinh nghiệm mua vé máy bay giá rẻ | Vé máy bay giá rẻ hè 2011

Kinh nghiệm mua vé máy bay giá rẻ

Tôi đã mua được rất nhiều vé máy bay giá rẻ, của cả hãng bay trong và ngoài nước. Cứ khoảng 2 tháng tôi lại đi chơi Đông Nam Á bằng vé giá rẻ. Hiện tôi đã book vé kín đến tháng 4 năm sau.
Để “săn” được vé máy bay giá rẻ trên mạng, bạn phải có “đồ nghề” sau: Thẻ ghi nợ Visa Debit hoặc thẻ tín dụng Visa, Master Credit. Với loại thẻ Debit, bạn dễ dàng đăng ký trực tuyến tại các website của các ngân hàng trong nước như Xuất nhập khẩu (Eximbank), Á châu (ACB), Kỹ thương (Techcombank). Đây là 3 ngân hàng mà kinh nghiệm cho thấy thanh toán trên mạng rất tốt, hầu như không bị từ chối, miễn là tài khoản bạn có đủ tiền để thanh toán. Còn với loại thẻ Credit thì bạn phải liên hệ trực tiếp với ngân hàng. Gợi ý bạn nên dùng thẻ Debit để tránh rủi ro, điều kiện đăng ký rất đơn giản.
Bạn còn cần phải có máy tính truy cập internet có đường truyền tốc độ cao. Bạn nên sử dụng trình duyệt có tốc độ load trang nhanh như Chrome, Safari, Opera… để đặt vé, nhất là trong các đợt siêu khuyến mại. Kinh nghiệm của tôi là trong các đợt bán vé siêu rẻ bắt đầu vào lúc nửa đêm, rất đông người săn vé, thì phải sử dụng các trình duyệt trên để tận dụng cơ hội nhanh hơn người ta, dù chỉ tích tắc.
Khi đã có “đồ nghề” thì bạn cần có “kỹ năng” sau:
- Hằng ngày chăm chỉ truy cập vào website của các hãng hàng không giá rẻ. Nội địa Việt Nam có www.jetstar.com. Quốc tế đi – đến Việt Nam có các hãng sau: www.airasia.com, www.tigeraiways.com, www.cebupacificair.com, www.flyvivamacau.com, www.lionair.co.id. Các hãng nói trên cũng bao gồm cả các tuyến bay trong khu vực Đông Nam Á, Nam Á, châu Đại dương, châu Âu. Ngoài ra còn có một số hãng bay nội địa của từng nước trong Asean như: www.zestair.com.ph (của Philippines), www.batavia-air.co.id, www.merpati.co.id (của Indonesia), www.nokair.com (của Thái Lan)… Trên đây tôi chỉ kể một số hãng điển hình, còn lại rất nhiều hãng, liệt kê ra không xuể.
- Việc chăm chỉ truy cập các web này sẽ giúp bạn biết về các đợt khuyến mại của họ. Bạn cũng nên đăng ký thành viên để nhận email thông báo. Tuy nhiên, nhiều khi email đến chậm có thể khiến bạn lỡ mất cơ hội mua vé (nguyên tắc là biết càng sớm thì càng nhiều cơ hội lựa chọn giá). Vì vậy, bạn nên hằng ngày “lượn lờ” các website trên.
- Theo kinh nghiệm của tôi thì hãng Airasia cứ 3 tháng một lần họ bán vé siêu rẻ, vào các tháng 2, tháng 5, tháng 8 và tháng 11 hằng năm. Còn lại, cứ chu kỳ 10-14 ngày họ lại có các đợt khuyến mại khá rẻ. Hãng Tiger Airways cũng tương tự với vé khá rẻ, còn vé siêu rẻ của Tiger thì ít gặp hơn. Hãng Jetstar Pacific thì cứ thứ 6 hằng tuần, từ 14h đến 17h, hãng có chương trình giảm giá rất mạnh. Siêu rẻ 15.000 đồng thì lâu rồi chưa thấy.
- Khi biết sắp có đợt khuyến mại siêu rẻ, hoặc đang có đợt vé khá rẻ, phù hợp với mình thì bạn nhanh chóng đi nộp tiền vào tài khoản Visa Debit. Kinh nghiệm của tôi là nộp bên Ngân hàng Kỹ thương TCB và Ngân hàng Xuất nhập khẩu Eximbank thì chỉ nửa tiếng sau là thanh toán được ngay. Còn nếu nộp tiền vào thẻ của Ngân hàng Á châu ACB thì phải 8h tối mới thanh toán được. Nếu hãng bán vé từ sáng sớm mà 8h tối bạn mới có thể thanh toán thì cơ hội săn vé rẻ trôi đi rất nhiều.
- Khi có các đợt vé siêu rẻ thì tuỳ bạn thích đi đâu, nước nào, vào thời điểm cụ thể nào (cách hiện tại vài tháng đến một năm, vé rẻ không bao giờ bán sát ngày) thì bạn chỉ việc vào check và book vé thôi. Tôi nhiều lần book “ngẫu hứng” như vậy, cứ có giá rẻ là lao vào đặt, thích chặng nào là book thôi.
- Còn nếu ngay bây giờ bạn có dự định đi du lịch ở đâu đó, bạn phải lên sơ bộ điểm đến sao cho thuận đường nhất, ít chặng nhất. Sau đó, bạn vào các hãng để so sánh cùng đường bay thì hãng nào rẻ nhất. Nếu cần thiết thì bạn đặt ngay từ bây giờ, nếu không thì bạn chịu khó đợi các đợt khuyến mại xem có rẻ hơn nữa không. Nói chung là trong bất kỳ trường hợp nào thì giá vé cũng đều rẻ hơn hàng không truyền thông.
- Khi book vé với ngày cụ thể, nếu thấy giá không rẻ lắm, thì bạn thử chọn lùi lại – hoặc tiến về sau một ngày. Kinh nghiệm của tôi là chọn ngày bay vào thứ 6, 7, CN thì thường giá cao hơn, ít vé rẻ hơn. Bạn phải “nhanh tay” lắm mới săn được. Còn không thì bạn chịu khó rời ngày bay sang thứ 5, hoặc thứ 2, hoặc vào ngày giữa tuần.
- Vì các hãng bán giá rẻ theo “nấc thang” nên nếu bạn đặt cho nhiều hơn 2 khách thì có thể giá vé sẽ đắt hơn. Trường hợp này luôn đúng ở cuối mỗi đợt khuyến mại, vì càng cuối thì càng ít vé rẻ. Ví dụ, tôi có nhóm bạn 4 người từ Hà Nội đi Bangkok. Nếu tôi nhanh tay đặt ngay khi chương trình khuyến mại tung ra thì tôi có thể mua cả 4 vé siêu rẻ, ví dụ 15 USD/chặng/người, 4 người bằng 60 USD. Nhưng gần đến cuối tôi mới mua (đặt một lúc 4 hành khách) thì giá vé là 40 USD/người, 4 người bằng 160 USD. “Mẹo” của tôi lúc này là giảm số hành khách mỗi lần book xuống. Đầu tiên tôi thử book cho 3 người thôi, nếu vẫn giá 40 USD thì tôi chỉ book cho 2 người thôi. Lúc đó, tôi sẽ có cơ hội mua được vé rẻ 15 USD cho 2 người bằng 30 USD. Hai người kia đành chấp nhận giá 40 USD/người, tổng là 80 USD. Cộng lại 2 lần book (mỗi lần 2 khách) chỉ mất 110 USD cho 4 người, thay vì 160 USD (book một lần cả 4). Kinh nghiệm này tôi áp dụng khá thành công.
- Với hãng Airasia, bạn không cần phải có hộ chiếu ngay lúc đặt vé. Bạn có thể điền dẫy số bất kỳ, hoặc tốt nhất là điền số CMND. Vì sau này khi bạn có hộ chiếu, bạn có thay đổi số hộ chiếu (nhưng không được thay đổi tên và ngày sinh). Ví dụ bạn bè tôi thấy vé rẻ muốn đặt nhưng chưa làm hộ chiếu, tôi điền giúp người bạn là 123456. Tháng tới, khi bạn tôi có hộ chiếu, tôi chỉ cần vào trang web hoặc gọi đến văn phòng đại diện của hãng Airasia để thay đổi số hộ chiếu cho đúng.
Nói chung, kinh nghiệm kể ra thì nhiều lắm. Quan trọng bạn phải là người thích săn giá rẻ, thích đi chơi mà lại muốn tiết kiệm tiền. Nếu ngày nào cũng chịu khó “lượn lờ” các website trên, rồi trong ví có sẵn thẻ Visa Debit thì cơ hội vớ được giá rẻ là không khó. Tôi cũng muốn trao đổi thêm về quan niệm “giá rẻ thì trễ chuyến” của một số bạn chia sẻ. Tôi đi gần như hết các hãng giá rẻ ở Đông Nam Á, duy nhất một chuyến của Airasia từ Kuala Lumpur bay đi Bali là muộn 30 phút so với giờ ghi trên vé, còn lại đều khởi hành đúng. Người Việt rất sính hình thức nên chỉ muốn đi máy bay nhìn mới, bóng bẩy, còn lại cho là không an toàn. Cũng giống như sang nước ngoài tôi thấy taxi hầu hết là các xe rất xấu, cũ mà khách vẫn đi, vì với họ nó chỉ là phương tiện đi lại, không phải để khoe khoang (ví dụ taxi ở Kuala Lumpur xấu vô cùng). Còn ở Việt Nam, đến xe Martit người ta còn chê không thèm đi.
nguồn: http://vemaybaygiare.myvivu.com